Vấn đề phương án quy định rút BHXH một lần như thế nào vẫn là tranh luận chính khi các đại biểu Quốc hội thảo luận luật BHXH sửa đổi sáng 23.11.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng phương án 1 chỉ cho phép những người đóng BHXH trước 1.7.2025 khi luật có hiệu lực được rút BHXH một lần,ĐềxuấtchongườilaođộngvayưuđãisốtiềnrútBHXHmộtlầtỹ lệ kèo còn những người đóng BHXH từ sau thời điểm trên sẽ không được rút BHXH thì nhiều người lao động sẽ không đồng tình.
Còn với phương án 2, cho phép người lao động rút BHXH một lần nhưng giới hạn chỉ được rút tối đa 50% tổng thời gian đóng cũng không phù hợp.
Nhấn mạnh việc cần tôn trọng quyền của người đóng BHXH khi họ không còn điều kiện tham gia BHXH nữa, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị luật quy định theo hướng người lao động được lựa chọn hưởng BHXH một lần và chỉ được rút phần mình đã đóng, còn phần cơ quan, doanh nghiệp đóng thì Nhà nước sẽ bảo lưu để người lao động tiếp tục đóng hoặc sẽ được hưởng khi hết độ tuổi lao động.
Đề xuất này được nhiều đại biểu đồng tình. Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng, BHXH là chỗ dựa vững chắc của người lao động khi tuổi cao sức yếu, để nuôi mình khi tuổi già sức yếu. "Thực tế là hoàn cảnh mỗi gia đình khác nhau, không phải ai cũng có chỗ dựa vững chắc vào người thân, gia đình. Tôi chứng kiến nhiều hoàn cảnh rất bi đát", ông Mai nói.
Đại biểu tỉnh Đắk Nông cũng cho rằng nhà nước phải có giải pháp đảm bảo và quy định mang tính nguyên tắc, định hướng, thậm chí bắt buộc để người lao động phải chuẩn bị từ sớm, từ xa. "Không để làm một nốt nhạc trầm buồn khi tuổi già và không để làm một gánh nặng cho gia đình, xã hội khi tuổi xế chiều", ông Mai nói và cho rằng, phải tác động mạnh bằng chính sách để người lao động hiểu và tin tưởng.
Tán thành với đại biểu Tô Văn Tám và các đại biểu trước đó về rút BHXH một lần, ông Mai đề nghị quy định chỉ được rút phần người lao động đóng, phần còn lại chưa được rút để giữ cho tuổi già về sau.
Chịu mức lãi suất dưới 5% mỗi năm
Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) cho rằng, khi đưa ra quy định rút BHXH một lần, Nhà nước nên đặt mình vào cương vị của người lao động. Do đó, ông đề nghị cần giữ quy định cho phép rút BHXH một lần và gia cố thêm bằng chính sách giữ chân người lao động. "Quan điểm là Nhà nước chỉ nên giữ chân người lao động bằng các lợi ích chứ không nên đặt ra bằng hạn chế", ông Thịnh nêu quan điểm.
Từ đó, đại biểu Bắc Giang đề xuất vẫn cho phép người lao động rút BHXH một lần, song nên chọn phương án trung gian là khi người lao động có nhu cầu rút BHXH một lần thì trước mắt xác định số tiền được rút chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội.
Người lao động được rút tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội đồng thời chịu mức lãi suất chính sách dưới 5% mỗi năm. Khi người lao động trở lại tham gia BHXH thì phải đóng bổ sung số lãi đó.
Tương tự, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn), cho biết tại kỳ họp thứ 5 hồi tháng 6, Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời chất vấn về nguyên nhân người lao động rút BHXH một lần đã khẳng định: "Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH dễ dàng như Việt Nam". Tuy nhiên, bà Thái cho rằng, việc cho rút BHXH một lần chính là tính ưu việt của nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đại biểu Thái cho rằng, dù dự thảo trình Quốc hội 2 phương án, nhưng qua quá trình thảo luận thì có 3 luồng ý kiến, trong đó, bà đồng ý với loại ý kiến thứ 3 là không đồng tình với cả 2 phương án mà Chính phủ đề xuất. Bà kiến nghị, nên gộp cả 2 phương án làm một để người lao động tự lựa chọn, không phân biệt người đóng BHXH trước hay sau khi luật có hiệu lực và đã có thời gian đóng chưa đủ 15 năm - là mức thời gian đóng hưởng mới được đề xuất trong dự thảo luật.
Bà Thái cũng đề xuất Chính phủ nghiên cứu chính sách tín dụng bằng tín chấp chính sổ BHXH của mình. "Tức là có thể được vay, tạm ứng một phần tiền đã đóng, như một số công ty bảo hiểm nhân thọ cũng có hình thức này, với lãi suất thật ưu đãi để người lao động vượt qua khó khăn mà không phải rút hoặc 'bán non' sổ BHXH. Khi họ có nhu cầu đóng tiếp thì cũng không mất đi thời gian đã đóng", bà Thái phân tích.